• 093 186 3366 | 096 361 4566
  • Hỗ trợ
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Đăng nhập

Nha Khoa Thúy Đức

Xây nụ cười bằng cả trái tim

  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
    • 19 năm xây dựng và phát triển
    • Công nghệ tiên phong
    • Hành trình trải nghiệm không gian
    • Thúy đức Kids – Không gian nha khoa dành riêng cho bé
    • Chương trình thiện nguyện
    • Workshop Better
    • Tin tức – Sự kiện
    • Videos
  • Dịch vụ
    • Invisalign First – Niềng răng cho trẻ em
    • Niềng răng Invisalign
    • Gói niềng Invisalign tiết kiệm Essentials
    • Nong Hàm Invisalign IPE
    • Niềng răng mắc cài
    • Răng trẻ em – Thúy Đức Kids
    • Cấy ghép Implant
    • Bọc răng sứ
    • Nhổ răng khôn
    • Điều trị nha chu
    • Hàm tháo lắp
    • Tẩy Trắng Răng
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Khách hàng
  • Chuyên gia tư vấn
  • Cửa hàng
  • Kiến thức
    • Niềng răng
    • Trồng răng
    • Chăm sóc răng trẻ em
    • Bọc răng sứ
    • Nhổ răng
    • Tẩy trắng răng
  • Đặt lịch hẹn
Trang chủ » Kết quả thực tế

Răng đã trám có niềng được không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Hồng Đức

Trám răng sử dụng vật liệu nhân tạo để bổ sung vào các phần răng bị thiếu. Sau khi trám răng nhiều khách hàng có nhu cầu niềng răng để cải thiện thẩm mỹ và khớp cắn. Vậy răng đã trám có niềng được không? Cùng tìm câu trả lời chính xác trong bài viết dưới đây nhé!

Răng đã trám có niềng được không? 1

Mục lục

  • Trám răng là gì?
  • Răng đã trám có niềng được không?
  • Cần lưu ý gì khi niềng răng đã trám?
    • Chọn nha khoa uy tín
    • Chăm sóc răng miệng đúng cách
    • Tái khám đúng hẹn

Trám răng là gì?

Trước hết, cùng xem trám răng là gì và được sử dụng trong trường hợp nào?

Trám răng hay còn được gọi là hàn răng là một kỹ thuật trong nha khoa, sử dụng vật liệu nhân tạo nhằm phục hồi chức năng của răng. Những trường hợp cần chỉ định trám răng là: răng sâu, răng sứt mẻ, răng thưa… để trả lại trạng thái ban đầu của răng. Thông thường chất liệu trám răng là hợp chất kim loại hay nhựa composite.

Trám răng là gì? 1

Quy trình trám răng diễn ra như sau:

  • Khám răng và tư vấn: Bác sĩ sẽ khám tổng quát và dựa trên tình trạng, mong muốn của bạn để tư vấn loại trám phù hợp.
  • Vệ sinh và gây tê chỗ cần trám: Bạn sẽ được vệ sinh răng sạch sẽ, loại bỏ vụ thức ăn thừa, cạo sạch phần răng sâu (trong trường hợp trám răng sâu). Sau đó gây tê để hạn chế đau trong quá trình trám răng.
  • Tiến hành trám răng: Phần vật liệu trám răng sẽ được đưa vào vị trí răng cần trám. Ban đầu chất này ở dạng lỏng, màu trắng ngà nhưng sau khi được chiếu đèn laser sẽ đông cứng và bám rất chắc vào răng.
  • Chỉnh lại vị trí trám: Phần răng trám sẽ được đánh bóng, làm mịn và loại bỏ đi những phần thừa để khít với răng để bạn không cảm thấy cộm vướng, khó chịu.

Các loại vật liệu trám răng phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến là: Amalgam (trám bạc), composite, sứ và vàng. Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Vì vậy, tùy thuộc vào mong muốn và khả năng kinh tế để lựa chọn loại vật liệt phù hợp nhất.

Răng đã trám có niềng được không?

Niềng răng là phương pháp cải thiện thẩm mỹ, khớp cắn, sức khỏe răng miệng ngày càng được nhiều người quan tâm. Sau khi trám răng, nhiều khách hàng muốn niềng răng nhưng lại băn khoăn việc mình đã trám răng có ảnh hưởng đến niềng răng hay không.

Răng đã trám có niềng được không? 1

Trên thực tế, bạn vẫn có thể niềng răng được nếu đã trám răng và có thể đạt được kết quả như thường. Tuy nhiên, vẫn có một vài lưu ý khi niềng răng trám, đó là những lưu ý nào? Cùng theo dõi tiếp bài viết nhé!

Cần lưu ý gì khi niềng răng đã trám?

Khi niềng răng đã trám bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây để quá trình niềng diễn ra hiệu quả, đúng phác đồ điều trị:

Chọn nha khoa uy tín

Mặc dù niềng trám không quá phức tạp như những vấn đề về răng khác (sâu răng, mất răng, gãy răng) nhưng nếu không cẩn thận vẫn có thể khiến răng trám bị vỡ dù tỷ lệ này rất thấp. Do đó, để phòng tránh mọi nguy cơ có thể xảy đến, bạn nên chọn 1 nha khoa uy tín, có bác sĩ tay nghề cao, được đầu tư máy móc và sử dụng những khí cụ tốt.

Trong đó, tay nghề bác sĩ được xem là yếu tố quan trọng, mang tính quyết định đến sự thành công của một ca chỉnh nha. Bởi phác đồ điều trị của mỗi bác sĩ khác nhau, một bác sĩ dày dặn kinh nghiệm không chỉ đảm bảo được kết quả niềng răng được tối ưu nhất mà còn giúp bảo tồn được men răng, sức khỏe răng miệng.

Đọc thêm: Ở Hà Nội, niềng răng tại địa chỉ nào uy tín?

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Khi niềng răng, bạn cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt nhất là thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng. Trong suốt quá trình này, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn chỉ định riêng dành cho mỗi bệnh nhân. Bạn cần tuân thủ, phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để hạn chế những bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu… có thể xảy ra.

Chăm sóc răng miệng đúng cách 1

Các biện pháp chăm sóc răng miệng đơn giản mà hiệu quả dành cho răng niềng là:

  • Chải răng 2 lần mỗi ngày, sau mỗi khi ăn
  • Dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch kẽ răng, loại bỏ thức ăn thừa, hạn chế sử dụng tăm tre vì có thể làm thưa răng
  • Hạn chế các loại thức ăn dai cứng, hoặc nhiều sợi và vệ sinh răng cẩn thận sau khi ăn
  • Hạn chế thức ăn có màu, thuốc lá do có thể gây ố vàng, xỉu màu răng, mắc cài sứ, thun niềng răng mất thẩm mỹ
  • Hạn chế các món ăn nhiều đường như kẹo dẻo, socola, bánh ngọt để tránh gây sâu răng

Tái khám đúng hẹn

Không chỉ niềng răng trám mà tất cả các trường hợp niềng răng đều cần tái khám thường xuyên để bác sĩ có thể tiện theo dõi tiến độ niềng răng và có những điều chỉnh khi cần thiết. Thời gian tái khám sẽ phụ thuộc nhiều vào phương pháp niềng răng và tình trạng răng. Thông thường, từ 1 – 1,5 tháng bạn sẽ cần đến nha khoa kiểm tra một lần. Đối với niềng răng mắc cài hoặc niềng răng trong suốt, thời gian giữa mỗi lần tái khám có thể kéo dài hơn khoảng 1,5 – 2 tháng.

Trên đây là những thông tin để trả lời cho câu hỏi “Răng đã trám có niềng được không?” được nhiều người quan tâm hiện nay. Hy vọng bạn đã tìm được câu trả lời trong bài viết này. Để được tư vấn chi tiết với tình trạng răng của mình, bạn nên đến trực tiếp nha khoa để được thăm khám và đưa ra phác đồ phù hợp.

Tác giả: Vũ Hoài - 01/03/2025

Chia sẻ1
Chia sẻ

Xem đầy đủ thông tin tại chuyên mục: Hàn răng

Để lại số điện thoại để nhận tư vấn từ chuyên gia
 
 
 
 
 
 
 
 

Bình luận của bạn Hủy

✕

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết liên quan

Trám răng là gì? Quy trình trám răng diễn ra như thế nào?

Răng khôn bị sâu có trám được không?

Niềng răng có phun môi được không?

Góc nghiêng trước và sau khi niềng răng thay đổi thế nào?

Bà bầu có trám răng được không?

Răng trám lâu ngày bị nhức – hiểu đúng nguyên nhân!

Dịch vụ nổi bật
  • Niềng răng mắc cài
  • Niềng răng Invisalign
  • Cấy ghép Implant
  • Bọc răng sứ
  • Nhổ răng khôn
  • Hàm tháo lắp
  • Điều trị nha chu
  • Điều trị tủy răng

Hãy trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình

Nhận tư vấn

Đăng ký dịch vụ tư vấn miễn phí

Vui lòng để lại thông tin của bạn tại đây, để chúng tôi có thể giúp bạn

Nha khoa Thúy Đức cam kết luôn tận tâm và nỗ lực tối ưu hóa quá trình chỉnh nha để mang đến khách hàng sự an tâm tuyệt khi trải nghiệm dịch vụ chỉnh nha thẩm mỹ và hoàn thiện nụ cười.

  • CS1: Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • CS2: tầng 3, 4 toà GP Building 257 Giải Phóng,  Đống Đa, Hà Nội
  • 093 186 3366– 096 3614 566
  • 08:30 – 18:30 các ngày trong tuần
  • Từ thứ 2 – Chủ nhật
Dịch vụ
  • Niềng răng Invisalign
  • Niềng răng mắc cài
  • Nhổ răng
  • Bọc răng sứ
  • Điều trị nha chu
  • Hàm tháo lắp
  • Tẩy trắng răng
Nha khoa Thúy Đức
  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Cơ sở vật chất
  • Khách hàng
  • Kiến thức nha khoa
  • Tin tức
Mạng xã hội


Website thuộc quyền của nha khoa Thúy Đức.

  • Chính sách và điều khoản
  • Chính sách bảo mật thông tin cá nhân
  • Đặt lịch
  • Messenger
  • Zalo
↑